6 triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là căn bệnh mới trong xã hội hiện đại, được đặt tên khoảng 30 năm trở lại đây. Căn bệnh rất phổ biến nhưng lại không nhiều người biết đến mà thường nhầm lẫn sang một số bệnh lý khác như: đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm họng, đau tim…
Cùng tìm hiểu 6 triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày dễ nhận biết.
Ợ hơi lúc đói – triệu chứng trào ngược dạ dày
Ợ hơi lúc đói và ợ hơi khi không uống bia, rượu, đồ uống có ga… là triệu chứng nhận biết của bệnh trào ngược.
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, không khí được sinh ra trong dạ dày và sẽ thoát ra ngoài theo đường hậu môn. Nhưng do sự rối loạn vận động của dạ dày, khiến thức ăn trở nên khó tiêu, lên men và sinh ra khí, đẩy ngược lên miệng.
Ợ nóng – triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày
Ợ nóng chính là cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, có khi còn lan đến vùng hạ họng hay lên tận mang tai, kèm theo vị chua trong miệng. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau ăn. Tuy nhiên, không phải ai bị trào ngược dạ dày thực quản cũng bị ợ nóng.
Đau, tức ngực – triệu chứng trào ngược dạ dày
Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về tim mạch. Bệnh nhân trào ngược cũng có biểu hiện đau, tức ngực, cụ thể là: cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên cánh tay, lưng. Vậy nên, cũng cần quan sát thêm các triệu chứng khác để chẩn đoán bệnh
Khàn giọng, đau họng, ho đêm
Người bị trào ngược dạ dày sẽ có triệu chứng như trên, nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với viêm họng đơn thuần. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh này thì bạn sẽ ho liên tục kèm theo khản giọng. . Hiện tượng này là dây thanh quản bị sưng tấy do tiếp xúc với acid dạ dày. Khàn tiếng xảy ra vào buổi sáng sớm và có thể hết vào trưa, chiều.
Đắng miệng – triệu chứng trào ngược dạ dày
Cảm giác đắng miệng xảy ra khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật. Đây là hiện tượng của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị khiến dịch mật trào ra
Buồn nôn, nôn – triệu chứng trào ngược dạ dày
Khi bệnh đã ở 1 mức độ nặng hơn, dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản và đôi khi kèm theo thức ăn. Bệnh nhân thường có triệu chứng nôn sau khi ăn. Khi nôn, thức ăn sẽ trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng , việc này dẫn đến nguy cơ rách thực quản, tổn thương niêm mạc.
Khi gặp phải triệu chứng này, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Với hơn 4 đời gia truyền, Nhà thuốc trị dạ dày Nguyễn Khoa sẽ chữa tận gốc căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…
Mời bạn xem thêm
4 bí quyết trị trào ngược dạ dày dứt điểm
Bệnh trào ngược dạ dày ngày càng gia tăng về số lượng người gặp phải. Nếu không chữa trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trào ngược dạ dày khi mắc phải, người bệnh thường sử dụng thuốc tây để điều trị mà không biết rằng chúng đem đến nhiều tác dụng phụ đến sức khỏe. Bởi vậy, việc điều trị trào ngược dạ dày bằng cây thuốc từ thiên nhiên được nhiều người tin dùng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sử dụng đu đủ chữa trào ngược dạ dày
Trong dân gian, đu đủ không chỉ là một loại hoa quả thơm ngon mà còn là một vị thuốc giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bệnh nhân, nhất là những người trào ngược dạ dày. Đu đủ giúp cung cấp các loại vitamin, khoáng chất như A, K, C, E; sắt, đồng… Từ đó, giúp giảm tính axit trong dịch vị, chống trào ngược, bảo vệ thực quản.
Hơn nữa, đu đủ còn chứa nhiều loại men giúp tiêu hóa protein trong đường thành axit amin. Enzym đu đủ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tinh bột diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, chất kali trong loại quả này cũng cung cấp vi khuẩn có lợi cho dạ dày, ngăn tác nhân xấu xâm hại niêm mạc.
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên ăn đu đủ sau mỗi bữa ăn khoảng 15 phút.
Uống nước ép nha đam để giảm trào ngược dạ dày
Nha đam (lô hội) là một cây thuốc quý giúp chữa trị hiệu quả bệnh trào ngược dạ dày. Bởi trong nha đam có chứa chất chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn. Theo đó, chúng rất tốt trong hỗ trợ chữa bệnh về đường ruột. Đặc biệt, chất Anthraquinon trong nha đam có công dụng giúp tiêu hóa và ngừa axit trong dạ dày.
Để giảm hiện tượng ợ hơi, ợ chua, người bệnh nên uống ½ cốc nước ép lô hội trước mỗi bữa ăn. Cách làm rất đơn giản: lấy 1-2 miếng lô hội rửa sạch nhựa, xay nhuyễn cùng nước. Tiếp đó chắt lấy phần nước cốt nguyên chất để dùng.
Nghệ và mật ong giúp điều trị trào ngược dạ dày
Nghệ là loại dược liệu có tính nóng, vị đắng, không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam. Nghệ được biết đến với nhiều tác dụng như ngăn ngừa ung thư, bảo vệ gan thận, chữa trào ngược dạ dày, trị đau dạ dày hiệu quả
Trong củ nghệ chứa hoạt chất Curcumin cực kì tốt trong việc chống axit, làm lành vết thương. Đặc biệt, khi kết hợp cùng mật ong, nghệ tươi được phát huy tối đa công dụng
Cách làm rất đơn giản: Bạn chỉ cần nghiền nát nghệ hòa cùng mật ong, trộn đều lên thành hỗn hợp sền sệt. Tiếp đó, viên lại thành từng viên nhỏ, bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh khoảng 7 – 10 độ C để dùng dần. Người bệnh mắc chứng trào ngược dạ dày nên dùng 4-6 viên mỗi ngày sau bữa ăn.
Gừng chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Khi bị trào ngược dạ dày, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Khi đó, bạn chỉ cần uống 1 cốc nước gừng là hiện tượng này sẽ giảm đáng kể. Trong gừng có chứa hợp chất làm giảm axit dạ dày, cân bằng môi trường trong dạ dày, đảm bảo cho hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu.
Khi ăn xong, hãy uống 1 ly trà gừng để giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.